Kỹ thuật xử lý sầu riêng đi đọt giúp tròn trái xanh gai

Đối với cây sầu riêng, từ lúc cây đậu trái đến khi trái được 35 – 45 ngày. Xảy ra trường hợp cây đi đọt thì cần có hướng xử lý ngay. Nếu không xử lý kịp thời, nhiều khả năng trái sẽ bị méo, giật hộc. Làm ảnh hưởng đến chất lượng trái. Từ đó, ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của quả sầu riêng. Vậy để cây đậu quả tốt, tròn trái, xanh gai. Bà con cần khắc phục tình trạng cây đi đọt khi đang mang trái.

Tại sao sầu riêng đi đọt

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cây sầu riêng đi đọt khi đang mang trái cụ thể như: Do mưa nhiều khiến cây kích đọt, rễ mạnh. Ngoài ra, còn do dinh dưỡng không đối, trong đó việc dư thừa đạm cũng làm cho cây đi đọt. Việc sử dụng chất kích thích cũng làm cây ra rễ, đi đọt mạnh. Do cây quá khỏe nhưng lượng trái quá ít. Do việc chặn đọt trễ hoặc không hiệu quả cũng là nguyên nhân làm cây đi đọt khi đang mang trái.

Hậu quả sầu riêng đi đọt trong giai đoạn đậu trái non:

sau-rieng-di-dot

– Làm cho trái rụng trái non hàng loạt:

Khi cây sầu riêng bắt đầu ra hoa và đậu quả. Cây sẽ chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang giai đoạn sinh dưỡng. Lúc này cây bắt đầu tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Nếu trong giai đoạn này cây ra đọt và lá mạnh. Cây sẽ chia bớt dinh dưỡng lên bộ lá non, trái không đủ dinh dưỡng sẽ bị rụng hàng loạt.

– Méo trái, teo trái (Giật hộc):

Khi cây chia sẽ dinh dưỡng cho đọt non, những trái không bị rụng sẽ bị méo trái, teo trái. Làm giảm độ thẩm mỹ của trái và vì thế giá thành cũng giảm.

– Trái “heo”:

Trái “heo” tức là những trái có kích cỡ quá khổ so với tiêu chí hàng loại một. Khi trái quá khổ, vỏ trái dày, cơm dày và nhiều xơ nên độ béo của trái cũng giảm. Từ đó, giá cả thấp và việc tiêu thụ cũng khó khăn hơn.

Tình trạng trái “heo” là do khi cây đi đọt, trái non bị rụng nhiều. Số lượng trái quá ít so với khả năng nuôi trái của cây. Từ đó dinh dưỡng được dồn vào những trái còn lại làm cho trái có kích thước quá lớn.

Kỹ thuật tránh cây đi đọt non:

– Bà con cần sử dụng cân đối hàm lượng giữa đạm, lân, kali cùng trung vi lượng để cây phát triển đều.

– Bà con cũng không nên sử dụng quá nhiều đạm vào lúc mưa cũng như khi trái còn quá nhỏ.

– Ngoài ra, bà con cũng cần chặn đọt kịp thời khi lá còn ở dạng mầm.

– Sử dụng NPK với Kali và Lân cao để ngăn mầm đâm chồi.

– Bà con lưu ý không sử dụng kích ra rễ, đọt giai đoạn này.

– Việc giữ lại lượng trái phù hợp trên cây là rất quan trọng. Bằng cách này sẽ ngăn cây sinh trưởng quá mạnh, đồng thời tránh tình trạng trái quá khổ.

Biện pháp tôi ưu giúp chặn đọt, dìu đọt hợp lý:

sau-rieng-di-dot

– Bón phân rải gốc:

Từ giai đoạn trái trứng gà đến giai đoạn trái được 35 – 45 ngày. Bà con nên bón phân NPK Phoska Green 20-19-19. Mỗi cây bà con bón 0.5kg và cứ 10 ngày bón 1 lần.

– Phun thuốc qua lá:

Bà con có thể xử lý chặn đọt bằng cách sử dụng Kali sunphat. Bởi vì đây là loại phân bón có chứa hàm lượng Kali cao 52% và Sunphat 18%. Từ đó, giúp ức chế quá trình sinh trưởng sinh dưỡng tạo ra GA3 nội sinh gây phát đọt ở sầu riêng. Bên cạnh đó, bà con cũng có thể sử dụng kết hợp với phân bón lá có hàm lượng Lân cao để giúp chặn đọt hiệu quả.

Ngoài ra, bà con sử dụng MKP (0-52-34) có chứa lân và kali cao để chặn đọt sầu riêng. Nếu đọt đã đi mạnh cần chặn gấp thì pha 1 – 2kg MKP cho 200 lít nước. Phun ướt tán lá để ngăn đọt phát triển (đốt đọt), có thể phun lần 2 sau 7 – 10 ngày nếu vẫn chưa chặn được đọt.

Bà con cần lưu ý: khi sử dụng MKP cây sẽ khá mất sức. Nếu bà con phun liều nặng và nhiều lần có thể làm cho cây rụng lá hàng loạt. Ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Do đó, chúng tôi không khuyến khích bà con sử dụng MKP đốt đọt, trừ khi không còn biện pháp khác.

– Sử dụng phân bón nuôi trái giúp xanh gai, tròn trái:

Bà con cần sử dụng phân bón để nuôi trái, giúp xanh gai, tròn trái, trái to, tăng nhanh trọng lượng trái và kích thước trái

Xịt dưỡng trái định kỳ bằng Maxfruit, pha 400 lít nước xịt trực tiếp lên trái non. Có thể kết hợp thêm dinh dưỡng cân bằng 20-20-20 để tránh cạnh tranh dinh dưỡng gây giật hộc, méo trái.

Leave Comments

Scroll
0968 242 777
0968242777